Thương hiệu: Cartier
Sản xuất: Pháp
Chất liệu: Kim loại
Màu sắc: Vàng
Kích cỡ: 58-18
LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU KÍNH CARTIER
Kính Cartier là thương hiệu kính mắt nổi tiếng bậc nhất đến từ Pháp. Đối với những người hâm mộ kính mắt xa xỉ, thương hiệu kính Cartier biết đến đầu tiên vào năm 1983 với bộ sưu tập Lunettes Cartier.
Louis Francois Cartier - người thành lập Maison Cartier, cùng với vợ và con gái
Năm 1847, Maison Cartier được thành lập ở trung tâm Paris bởi thợ kim hoàn Louis Francois Cartier - nơi cách khu phố Palais Royal thời thượng vài bước chân. Nhờ vào bộ trang sức đá quý được chế tác đặc biệt của mình, tên tuổi của ông bắt đầu được biết đến nhiều với kỹ năng thủ công tinh xảo hiếm có.
Tệp khách hàng của ông nhanh chóng mở rộng gồm nhiều nhân vật nổi tiếng, và đến năm 1853, ông được chỉ định là nhà cung cấp cho triều đình Pháp. Hoàng hậu Eugénie, vợ của hoàng đế Napoleon II, là một trong những người bảo trợ hàng đầu của Cartier
Bộ sưu tập Lunettes Cartier đánh dấu sự kiện kính Cartier biết đến là một thương hiệu kính mắt xa xỉ
Năm 1874, Alfred Cartier, con trai duy nhất của Louis Francois tiếp quản công việc kinh doanh của cha mình tại Boulevard des Italiens (Phố Oxford thời đó). Trong những năm tiếp theo, vợ của Alfred đã sinh con gái Suzanne và ba con trai là Louis, Pirre và Jacques. Tên của ba người con trai của họ sau đó đã để đại diện cho ba ngôi nhà lớn của Cartier > Louis cho Maison Cartier gốc ở Paris > Pierre cho Cartier New York trên Đại lộ 5 > Jacques cho Cartier ở London
Năm 1899, Louis Cartier chuyển chi nhánh đến Rue de la Paix 13.Khách hàng của Louis Cartier bao gồm nhiều thành viên của Hoàng gia Romanov, gia đình Sa hoàng, và đặc biệt là Nữ công tước Maria Pavlovna, người đã giao cho anh chế tác nhiều vương miện. Từ năm 1898 - 1914, Louis Cartier thường xuyên đến thăm St.Petersburg, thủ đô của Nga, nơi ông nhanh chóng nổi tiếng là nhà kim hoàn tốt nhất. Ông thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn cả Carl Peter Fabergé - người mà ông rất ngưỡng mộ. Năm 1902, Cartier thành lập chi nhánh ở London tại phố New Burlington. Edward VII có lẽ là người ngưỡng mộ lớn nhất của Maison Cartier vào thời điểm này, ngài cũng đăng quang cùng năm và đã ủy thác cho Cartier thực hiện không dưới 27 vương miện cho lễ đăng quang của mình (vào ngày 09/08/1902). Ông cũng thể hiện một tình cảm đặc biệt khi gọi Cartier là “Nhà kim hoàn của các vì vua và là vua của thế giới trang sức”.
Năm 1909, Cartier cũng mở một chi nhánh ở New York tại 12 Đại lộ số 5. Tuy nhiên, cơ sở quá nhỏ và Pierre Cartier đã quyết định thực hiện một thương vụ dùng chuỗi hạt ngọc trai tự nhiên tuyệt đẹp của mình đổi lấy tòa nhà 6 tầng của ngân hàng tại Đại lộ số 5/ Phố 52. Và tất nhiên, nó đã thành công. Năm 1917, công ty chuyển đến địa điểm đó và nó còn tồn tại đến ngày nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giới quý tộc ở Châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sự giàu có giảm dần, đó là lý do tại sao không còn mấy ai để mắt tới Cartier. Đây là một giai đoạn đầy khó khăn với thương hiệu này. Năm 1933, Louis Cartier đã chuyển giao trách nhiệm cho bộ trang sức cao cấp Haute Joaillerie cho Jeanne Toussaint, người bạn đồng hành của ông trong nhiều năm và là bạn thân của Coco Chanel. Trong những năm sau đó, nhiều ý tưởng sáng tạo của Jeanne Toussaint đã làm thay đổi cục diện của Maison Cartier.
Một trong những tác phẩm lịch sử yêu thích của họ được trưng bày phải là chiếc trâm mang tính biểu tượng và rất cảm xúc được tạo ra vào năm 1944 sau Giải phóng Paris khỏi sự chuyên chế của chế độ phát xít. Nó có một con chim tự do được làm từ đá quý trong ba màu đỏ, trắng và xanh của Pháp. Nó được tạo ra trong thời kỳ mà Giám đốc Trang sức Mỹ nổi tiếng của Cartier Jeanne Toussaint (1887-1978) là động lực đằng sau nhiều phong cách đáng kinh ngạc và truyền cảm hứng được tạo ra bởi các xưởng của họ.
Từ năm 1948 đến 1965, nhiều sự thay đổi đã diễn ra. Công việc kinh doanh của Cartier không còn thuộc sở hữu gia đình, mà được chia thành ba công ty riêng biệt. Năm 1972, một nhóm các nhà đầu tư quốc tế dưới thời Joseph Kanoui đã giành quyền kiểm soát của Cartier Paris. Hai năm sau, Jean Jacques Cartier đã bán chi nhánh ở London cho một tập đoàn, công ty đã tiếp tục mua lại Cartier New York vào năm 1976.
Robert Hocq được bổ nhiệm làm chủ tịch còn Alain Dominique Perrin được mời về điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của công ty này. Và chỉ một năm sau đó, nhà điều hành cùng các cộng sự đã thành lập thêm một công ty mới Les Must de Cartier.
*Sự phát triển của các dòng kính Cartier từ 1987 - 1994: Năm 1987, kính đọc sách Lunettes Cartier đầu tiên – mẫu Demi Lune theo phong cách Louis Cartier, Santos và Laque được trình làng. Năm 1988, hai mẫu khác được ra mắt là Tank Louis Cartier dành cho nam và Sapphire dành cho nữ (sau này được bổ sung trong các mẫu có ngọc và kim cương).
Năm 1989, dòng sản phẩm Panthère thành công được bổ sung bởi thiết kế Lunettes Panthère. Năm 1990, kính râm được xếp hạng là nổi tiếng và thành công nhất trên toàn thế giới đến từ Les Must de Cartier. Năm 1991, Bộ sưu tập Bois Précieux giới thiệu các vật liệu mới và tập trung nhiều hơn vào kính râm. Năm 1992, Lunettes Cartier ra mắt bộ sưu tập kính râm chuyên dụng đầu tiên của mình lấy tên là “Composite souls leolesil”. Năm 1993, ra mắt hai mẫu Composite Conquete và Vertigo (màu đen, vàng, xanh và bạch kim). Cùng vào mùa thu năm ấy, bộ sưu tập kính không vành chất lượng cao được ra mắt. Năm 1994, nhiều thiết kế mới được ra đời bổ sung vào các bộ sưu tập đã có với nhiều màu sắc khác nhau. Song song đó, Lunettes Cartier đã cho sản xuất chiếc kính nửa vành đầu tiên và trình làng bộ sưu tập độc đáo Demi- Cerclés.